x
Home page / Achyut Kanvinde – Người đàn ông làm kiến trúc bền vững cách đây hơn 70 năm

KTS Achyut Kanvinde là người rất tôn trọng kiến trúc bản địa và chú trọng đến tính bền vững từ rất sớm. Điều này được thể hiện trong cách tiếp cận của ông đối với các tòa nhà cách đây hơn 70 năm, trước khi nó được phát triển như bây giờ.

Achyut Kanvinde - Người đàn ông làm kiến trúc bền vững cách đây hơn 70 năm

Achyut Kanvinde (1916 – 2002) là một KTS sinh ra trong một gia đình đông con ở tiểu bang Maharashtra của Ấn Độ. Người mẹ mất khi ông mới 2 tuổi. Khi đó, ông chịu ảnh hưởng lớn từ cha mình, một họa sĩ vẽ chân dung và phong cảnh. Ông thích nghệ thuật và tốt nghiệp ngành kiến ​​trúc tại Trường Nghệ thuật Sir JJ, Mumbai vào năm 1942. Sau đó, ông được Chính phủ Ấn Độ cử đi học tại Harvard. Người dẫn dắt ông lúc đó là Walter Gropius, một trong những bậc thầy tiên phong của kiến trúc hiện đại. Ông chịu ảnh hưởng bởi suy nghĩ và tư tưởng của thầy mình và những KTS khác như: Albert Bayer, László Moholy-Nagy, Marcel Breuer và nhà nghiên cứu kiến ​​trúc người Mỹ gốc Thụy Sĩ Siegfried Giedion.

Achyut Kanvinde - Người đàn ông làm kiến trúc bền vững cách đây hơn 70 năm

Kanvinde là người theo Brutalism (Chủ nghĩa thô mộc), và sử dụng vật liệu gạch, vữa và bê tông trần. Ông đã thiết kế trên 500 công trình lớn, nhỏ bao gồm trường học, ký túc xá, bệnh viện, đền thờ, khu dân cư và khu phức hợp văn phòng,… Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến như: Trung tâm Khoa học Nehru ở Mumbai, Cơ sở IRMA và GCMMF tại Delhi. Đặc biệt, công trình Trung tâm Khoa học Quốc gia và Đền thờ ISKCON lọt vào danh sách các di sản kiến ​​trúc ở Ấn Độ.

Achyut Kanvinde - Người đàn ông làm kiến trúc bền vững cách đây hơn 70 năm
Đền thờ ISKCON
Achyut Kanvinde - Người đàn ông làm kiến trúc bền vững cách đây hơn 70 năm
Đền thờ ISKCON
Achyut Kanvinde - Người đàn ông làm kiến trúc bền vững cách đây hơn 70 năm
Đền thờ ISKCON

Các thiết kế của ông thường lấy cảm hứng từ bối cảnh xung quanh của khu đất và ông là người rất tôn trọng kiến trúc bản địa. Một đặc điểm nữa là ông luôn cố gắng để hiểu khách hàng của mình. Năm 1962, khi thiết kế dinh thự Balkrishna Hari Vallabhdas ở Ahmedabad, ông thường ở lại với gia đình để hiểu về lối sống của họ. Tương tự, khi ông được yêu cầu thiết kế ngôi Đền ISKCON ở New Delhi. Một công trình tôn giáo, ông đã dành thời gian đọc hết 16 chương của Bhagavad Gita – một văn bản cổ bằng tiếng Phạn bao gồm 700 câu của bộ trường ca Mahabharata trong đạo Hindu.

Achyut Kanvinde - Người đàn ông làm kiến trúc bền vững cách đây hơn 70 năm
Dinh thự Balkrishna Hari Vallabhdas
Achyut Kanvinde - Người đàn ông làm kiến trúc bền vững cách đây hơn 70 năm
Dinh thự Balkrishna Hari Vallabhdas
Achyut Kanvinde - Người đàn ông làm kiến trúc bền vững cách đây hơn 70 năm
Dinh thự Balkrishna Hari Vallabhdas

Kanvinde chú trọng vị trí cầu thang trong các tòa nhà, vấn đề thông gió và ánh sáng tự nhiên. Khu vực hàng hiên đều có mái che và lối đi kết nối các tòa nhà khác nhau cho phép lấy sáng và thông gió – Điều này được phản ánh một cách khéo léo trong trường Đại học Khoa học Nông nghiệp, Bengaluru, nơi ánh sáng tự nhiên ngập tràn khắp mọi nơi.

Achyut Kanvinde - Người đàn ông làm kiến trúc bền vững cách đây hơn 70 năm
Đại học Khoa học Nông nghiệp, Bengaluru
Achyut Kanvinde - Người đàn ông làm kiến trúc bền vững cách đây hơn 70 năm
Đại học Khoa học Nông nghiệp, Bengaluru

Tính bền vững và vật liệu thân thiện với môi trường đã là một phần trong cách tiếp cận của Kanvinde đối với các tòa nhà cách đây hơn 70 năm, trước khi nó được phát triển như bây giờ. Sau này, ngôi nhà riêng của ông, ‘Akar’, được xây dựng vào những năm 1960, đã sử dụng vật liệu là gạch địa phương và bê tông tro bay, ông còn sử dụng giếng trời, cho phép ánh sáng tự nhiên đi vào nhà ở mọi thời điểm trong ngày.