x
Home page / “Mái nhà xanh” của Viện Công nghệ Tokyo do Kengo Kuma thiết kế

Kengo Kuma & cộng sự tạo ra một lối vào mới cho Viện Công nghệ Tokyo, được đặt tên là “Hisao & Hiroko Taki Plaza”. Không gian này gồm các bậc thang đi xuống và các khu vườn đặt xen kẽ, có chức năng như một trung tâm tổ chức các hoạt động cho sinh viên.

"Mái nhà xanh" của Học viện Công nghệ Tokyo
Dự án Hisao & Hiroko Taki Plaza

Thông tin công trình:

  • Tên dự án: Hisao & Hiroko Taki Plaza
  • Kiến trúc sư: Kengo Kuma & Cộng sự
  • Địa điểm: Học viện Công nghệ Tokyo, Tokyo, Nhật Bản
  • Nhóm dự án: Toshiki Meijo, Keita Watanabe, Kosuke Tanaka, Shiho Yoo, Fumiya Kaneko
  • Thiết kế cấu trúc: Kỹ sư kết cấu Kanebako
  • MEP / thiết kế cơ sở: Ptmorimura & Cộng Sự
  • Xây dựng: Kajima Corporation, Daiei Denki, Hibiya Engineering
  • Diện tích xây dựng: 4.880 mét vuông
  • Nhiếp ảnh gia: Kawasumi – Văn phòng nhiếp ảnh Kobayashi Kenji

Một trung tâm của sinh viên nằm dưới mái nhà được phủ xanh

Nhóm thiết kế dành sự tôn trọng cho khung cảnh và vẫn giữ được tầm nhìn ra tháp đồng hồ – một công trình mốc trong khuôn viên trường. Để đạt được điều này, công trình chủ yếu được xây khá gần mặt đất để tránh tình trạng chắn tầm nhìn.

Công trình gồm các bậc thang đi xuống và các khu vườn đặt xen kẽ

Ở phía trên, công trình được xây dựng như một mái nhà kết hợp của các bậc thềm và cây xanh. Kiến trúc sư giới thiệu rằng công trình như phủ một bức tường xanh lá lên thư viện gần đó, tạo ra một “thung lũng xanh” ở khoảng giữa, mang lại cuộc sống và hoạt động cho sinh viên.

Xây dựng cảnh quan tại Viện Công nghệ Tokyo

Kengo Kuma & các cộng sự thiết kế quảng trường Hisao & Hiroko Taki tại Viện Công nghệ Tokyo để tích hợp khuôn viên vào không gian trường. Nhóm thiết kế cũng lưu ý rằng “ranh giới giữa không gian bên trong và cảnh quan bên ngoài bị mờ đi khi cảnh quan được đặt vào trong chính tòa nhà”. Điều đó giúp thúc đẩy các hoạt động như các hội thảo hợp tác, tất cả đều có thể được tổ chức đồng thời tại các tầng khác nhau trong tòa nhà. Không gian được xây dựng theo xu hướng chuyển đổi linh hoạt và sự phân chia không gian không quá rõ ràng, như nhóm thiết kế đã định hướng: “kích thích giác quan của người sử dụng cả về thị giác và thể chất”.

Không gian được xây dựng theo xu hướng chuyển đổi linh hoạt

Mở đầu cho thiết kế mái nhà dạng bậc thang

Trong quá trình thiết kế quảng trường Viện Công nghệ Tokyo, nhóm của Kengo Kuma làm việc trong một địa điểm với khá nhiều điều kiện phức tạp. Bản thiết kế lần đầu được giới thiệu là một mái nhà tổng thể, với các bậc thang xếp nối nhau thành hình quạt. Nhóm thiết kế cho biết: “Hình dáng của mái nhà gợi nhớ đến cảnh quan của một vùng đồng bằng sông nước tràn vào cùng với cấu trúc xoắn để đỡ được mái nhà, không gian bên trong mang lại sự uyển chuyển nhất định. Hai cảnh quan kiến trúc bên ngoài và bên trong đã được tạo ra, mang lại một sự cộng hưởng hài hòa”.

"Mái nhà xanh" của Học viện Công nghệ Tokyo
Công trình được xây khá gần mặt đất để không mất tầm nhìn
Bậc thang có thể chuyển đổi thành chỗ ngồi
"Mái nhà xanh" của Học viện Công nghệ Tokyo
Tòa nhà thúc đẩy các hoạt động như các hội thảo, hợp tác